Thêm điều bất ổn nữa

Trời San Jose tháng 7 , giữa hè mà sao âm u như vào tận giữa thu , cả buổi sáng không tìm được giọt nắng vàng quàng vai cho hồn thơ thức dậy . Ừ nhỉ , hồn thơ đi ngủ từ khi mùa hè mất nắng vàng và tôi như người thẩn thờ đứng lặng giữa sân quần vợt buổi sáng còn hơi sương lạnh mà đầu óc trống hoang . Biết nói gì , làm gì bây giờ ??? Từ lúc nào tôi trở thành người xấu tính thấy chuyện bất bình không dám mở miệng tôi cũng không biết nữa .. có lẽ tại tôi đã già nên những điều bất ổn tôi chứng kiến quá nhiều mà chẳng làm được gì , rồi lại quanh quẩn theo những đêm khó ngủ , những lúc một mình ….

…… Buổi trưa bên quán vắng 1 mình , tôi tìm cho mình 1 góc khuất yên lặng để thả hồn lang thang , để tìm chút ít thư giãn sau mấy tuần lễ lăn lộn trong công việc . Cuộc sống là vậy, nhưng còn chút nào thì tôi mơ mộng chút đó , mở chiếc máy ra tôi cắm cúi đọc những giòng chữ thân thương vui buồn trên bến, tôi mĩm cười 1 mình, bỏ mặc chung quanh tôi . Hình như là phía sau tôi , sau bức bình phong thấp là 1 đôi tình nhân đang thì thầm tâm sự . Tôi không màng , tiếp tục đọc thơ , viết vài câu ý kiến ngắn , tôi biết mình không có nhiều thời gian hôm nay , nên đành khất những ý kiến dài và nhất là khất nợ Nàng Thơ nữa rồi . Đôi tình nhân phía sau tôi , lúc mới vào quán còn thì thầm nhưng càng về sau , khi quán càng vắng , thì họ càng ít e dè, nên càng tâm sự thì càng nói lớn hơn làm cho tôi phải bực mình khi thả hồn lang thang như thế này .

– Anh à ! Mình rất ít có dịp được đi chung với nhau như thế này , bỏ những chuyện không vui nghe anh .

Tôi nghe xong câu nói ấy thì gật gù , chắc cô cậu này đang giận hờn gì đây , cái tuổi hẹn hò rồi giận hờn đã trôi về xa lắm trong tôi . Khiến lâu rồi tôi cũng quên luôn nên vẫn im lặng, tuy khônng muốn nghe chuyện của người khác.

– Anh hẹn em hôm nay là để bàn chuyện, nếu không có chuyện quan trọng để bàn thì mình ra đây giờ này làm gì , chờ đến chiều khi đi làm về cũng được .

– Em chỉ còn có mấy ngày nữa là không thể nào muốn gặp anh giờ nào là gặp được như bây giờ đâu .

– Anh biết , cho nên anh muốn em có quyết định dứt khoát , anh không muốn lén lút hoài như thế này mãi .

– Anh à ! em còn 2 đứa con nữa , bây giờ phải sắp xếp cho tụi nó như thế nào đây .

– Anh đã nói rồi , anh sẽ coi nó như con của anh .

– Nhưng làm sao anh có thể ở nhà đưa đón và chăm sóc cho tụi nó được , cả em cũng vậy , 2 đứa phải đi làm mà anh . Cho nên tạm thời em vẫn để yên tình trạng này cho 2 đứa nó lớn hơn 1 chút , có thể tự lo , lúc đó em dứt áo ra đi cũng dễ dàng hơn .

– Nhưng anh không thể chờ đợi dài như vậy được .

– Em biết , nhưng anh phải hiểu cho em chứ , vì muốn có được nhiều thời gian với anh mà em đành buông ra cả chục ngàn cho 3 cha con nó về Việt Nam chơi đó .

– Em nói cho anh nghe đi , em dự định như thế nào khi họ trở về đây.

– Em có nói với chồng em là về đó chơi rồi sắp xếp thủ tục , bàn giá cả để bán căn nhà ở bên đó, tiện thể gom hết tiền bồi thường của nhà nước cho 2 miếng đất của ảnh mua trước kia ở Rạch Giá về đây luôn.

– Được bao nhiêu tiền em biết không?

– Em không quan trọng lắm chuyện tiền bạc , em chỉ muốn có thời gian nhiều với anh.

– Anh chỉ muốn biết thôi , em không muốn nói thì tùy em.

– Anh à ! đâu phải là em không muốn nói nhưng thật sự em chưa biết là bao nhiêu.

– Không đoán được hả em?

– Căn nhà của em ở Sài Gòn, lúc trước khi sang đây có người hỏi mua 250 cây vàng nhưng em không muốn bán vì chưa biết sang đây như thế nào , với lại lúc đó , gia đình của em , khi dời về Sài Gòn vẫn chưa có chỗ ở, nên em để lại cho anh chị em ở tạm . Bây giờ anh chị của em đã ổn định, có tiền nên cũng định mua lại căn nhà đó luôn , vì họ nói căn nhà đó hạp với họ.

– Vậy thì theo thời giá chắc cũng được vài trăm cây vàng hả?

– Em không biết nữa , nhưng anh của em có nói là sẽ trả đúng thời giá cho em , còn nếu em tốt bớt bao nhiều thì bớt , anh của em không kèo nài gì đâu.

– Còn 2 miếng đất bồi thường được bao nhiêu vậy em?

– Hôm trước nghe nói nhà nước đòi bồi thường và bán đứt luôn phần còn lại là 2 tỷ đồng , mà chồng em còn chưa chịu.

– Rồi em định làm sao?

– Thì em cũng định bán nhà đó ,lấy luôn tiền bán đất kia, đem tiền qua đây, sang 1 căn tiệm khá khá để làm ăn tiếp tục , còn dư lại mua 1 căn nhà cho mấy đứa nhỏ có mà ở.

– Ừ thì…. em tính vậy cũng được … nhưng chồng em là Việt kiều thì làm sao lúc đó đứng tên nhà , tên đất được mà về đó bán.

– Nhà đất đó là tên của em tất cả. Tuy đó là của chồng em ngày trước mang về , nên em cũng muốn gầy dựng thêm cho con em thôi. Anh có ý kiến gì khác không?

– Có thì có , nhưng chỉ sợ nói ra em không làm cũng như không thôi.

– Anh cứ nói ra đi.

– Thôi em , tối nay đi làm về mình kiếm chỗ nào ăn ngon , rồi về khách sạn anh sẽ nói cho em nghe , với lại anh cũng cần có chút thời gian sắp xếp nữa…  

  Tôi thoáng nghe tiếng xô ghế đứng lên của hai người nên ngước mắt nhìn lên , chợt giật mình cúi nhanh đầu xuống , xuống thấp hơn bình thường cho 2 người đừng nhìn thấy tôi. Đợi khi 2 hai chia tay 2 ngã trên hai chiếc xe tôi mới nhìn dõi theo , bóng chiếc xe mini van quen thuộc , tôi đọc được những con số cuối của bãng số xe. Tôi thất thần lẫm bẫm, không thể nào lại là như thế , nhưng không thể nào sai lạc được , con người , chiếc xe , bãng số….

…. Đã hơn tuần qua , tôi cố tránh tất cả nhiều khi tránh cả chính mình, tôi không biết phải làm gì bây giờ , mỗi khi nhớ lại câu chuyện nghe được hôm nọ , tôi nổi gai ốc. Tuy ông bạn láng giềng của tôi không phải là người thật tốt nhưng từ khi bị thất nghiệp mọi chuyện từ nhỏ nhặt đến lớn trong nhà đều do 1 tay ông ta lo thật đàng hoàng. Sáng sớm chuẩn bị cho 2 đứa con ăn xong là đưa nó đi học ,rồi dọn dẹp nhà như 1 bà nội trợ nhiều năm kinh nghiệm , chiều rước con về , đi chợ nấu ăn cho cả gia đình. Nhiều khi buồn ông tâm sự.

– Ngày xưa mới qua Mỹ tôi làm trâu , bây giờ lại làm chó.

 Lần đầu ông làm tôi giật mình vì câu nói đó. Rồi ông giải thích.

– Xưa thì ráng làm kiếm tiền lo cho vợ cho con , bất kể ngày đêm cũng phải đi cày, không làm trâu thì là gì. Còn làm chó thì , bây giờ thất nghiệp ở nhà, phải lo trong ngoài nhà , giữ nhà cửa , còn phải coi nét mặt buồn vui của vợ khi đi làm về , như con chó vừa giữ nhà vừa ngoắc đuôi theo chủ đó .

  Tôi lắc đầu với cái ý nghĩa ngộ nghĩnh của ông hàng xóm nhưng không tiện bàn ra tán vào.

 Ông bạn hàng xóm của tôi mới về đi Việt Nam về , tôi chưa kịp hỏi thăm thì ông làm 1 tràng dài.

– Anh thấy số của tui xui không?  Tôi không hiểu nên lắc đầu, ông tiếp – tui ở bên đó 5 tuần lễ định lo hậu sự cho ông già , mà ổng không chết , tui mới bay về tới đây thì bên nhà gọi qua là ổng vừa ra đi. Có đau lắm không?

  Tôi chỉ còn biết lắc đầu , lắc đầu… rồi im lặng.

Chiều hôm kia , tôi dự định làm 1 việc táo bạo , là đem hết mọi chuyện trước nay mắt thấy tai nghe, thuật lại cho bạn mình , rồi tùy ông ta quyết định cho số phận của ông ta bằng con đường tự chọn. Chủ nhật nên tôi không thèm nấu nướng gì , chạy lại tiệm mua dĩa bê thui , tô giò heo giả cầy , dĩa gỏi vịt xong mang thẳng qua nhà ông hàng xóm , nói là mừng ông ta mới đi Việt Nam về . Ông ta mừng lắm nên dọn bàn lấy beer ra bày tiệc liền. Tôi dự định sau vài lon beer tôi sẽ nói cho ông ta nghe , nhưng ông ta lại rũ thêm mấy người hàng xóm nữa . Đó là bẫm tính trời sanh rất hảo ăn của mấy tay bợm nhậu như chúng tôi, nên tôi chỉ đành chờ cơ hội. Và tôi không cần đợi lâu lắm , khi ông bạn tôi soạn lấy đồ cho người bạn mới đến.

– Chú biết không? Tui đâu có biết con trai chú đâu , khi nó gọi điện thoại cho tui nói là lại gởi đồ cho chú , tui chỉ nó lại chỗ khách sạn tui đang ở chờ chuyến bay về. Xui cho nó là lúc đó cha con tui đi ăn cơm, nên khi nó đến, tiếp tân gọi lên phòng không có tui , người ta đâu cho nó lên phòng khách sạn. Nó đứng dưới khách sạn mà tui nhìn hoài cũng không biết ai là ai , đến khi nó nóng ruột gọi lại thì tui mới biết là nó thôi.

– Ủa sao ở Sài Gòn có nhà mà ông không ở lại ở khách sạn. Ông bạn tôi nheo mắt ra hiệu cho tôi , rồi nói.

– Ở khách sạn cho mấy đứa nhỏ tiện nghi hơn.

– Tiện hơn? Tôi nhắc lại.

 Ông bạn tôi lặng thinh không trả lời, bắt tay mấy người kia ,bước theo ra ngoài, đóng cửa lại , rồi tiện tay đóng luôn miếng màn cửa sổ chỗ bàn nhậu. Ông ta kéo ghế lại gần tôi, ngồi xuống nói.

– Tui có chuyện này muốn nói ra mà không biết ông có giữ kín được không? Ông hứa giữ kín đi thì tui nói cho ông nghe.

– Gì mà bí mật dữ vậy , tui không nghe đâu.

– Tui biết ông giữ được mà , thôi khỏi hứa , tui nói cho nghe nè. Tui ấm ức quá mà không biết nới cho ai nghe ?

– Thì chút bà xã về , nói cho bã nghe.

– Không được , bên nhà vợ tui dặn là không cho cô ta biết.

– Hả? chuyện gì vậy?  Tui hỏi mà cho chút nghi vấn trong đầu , chả lẽ bên nhà ở Việt Nam đã biết chuyện ngoại tình của vợ ông ta sao? Tôi im lặng chờ , có lẽ như muốn sắp xếp lại câu chuyện , nên ông ta cũng từ từ rất chậm.

– Chuyện là như vầy ! Chuyến này tui về Việt Nam 1 công 2 chuyện , 1 là lo cho ông già đang bịnh hấp hối , 2 là gom tiền bồi thường về đất đai hồi trước và bán nhà ở Việt Nam qua đây làm vốn làm ăn , chứ thất nghiệp hoài cũng khổ.

 Tôi gật đầu…

– Trước khi đi , vợ tui có viết giấy ủy quyền cho tui đại diện nhận tiền bồi thường đất đai , mọi việc xong xuôi , tui cầm 2 tỷ rưỡi tiền Việt Nam rồi. Tui mới lên Sài Gòn bàn định với anh chị vợ tui về giá cả căn nhà , ngày trước khoảng 250 cây vàng , bây giờ thì khoảng 300 cây.

– Vậy có đúng giá không?

– Tui đâu cần đúng giá đâu , bán cho anh chị vợ thì có rẽ hơn thị trường cũng đâu có sao? nhiều người nói rằng căn nhà đó mà chậm chậm thì có thể bán hơn 500 cây đó.

– Nhiều vậy sao?

– Căn nhà 3 tầng lầu , ngang 12 thước , dài 24 thước đó , đất Sài Gòn nữa.

– Rồi sao?

– Tui mới vô nhà ngồi chưa uống hết ly nước , thì có 1 đám người lạ bước vào , tay lăm lăm dao , mã tấu…, tui nhìn hơi ngán. Họ bảo là phải đem tiền chuộc cho ông anh vợ kế của tui ở sòng bài bên Cao Miên , ổng qua đó đánh bài , rồi vay tiền bọn cho vay cắt cổ không có tiền trả , nên họ giữ lại , bây giờ phải đem tiền qua chuộc ổng về. Còn không thì mạng ổng tiêu.

– Trời ! mà bao nhiêu tiền.

– Hơn 2 tỷ tiền Việt Nam.

– Nhiều dữ vậy, nhưng có sức chơi thì phải có sức chịu chớ.

– Đúng vậy , tui ngồi im lặng nhìn bọn côn đồ hung hăng mà ngán quá. Ông anh vợ này mới vừa dọn lên Sài Gòn chưa đầy năm , nên vẫn còn ở tạm trong nhà tui , chờ khi khá rồi dọn ra , bây giờ gây thêm khổ , lấy tiền đâu mà trả cho bọn đó. Bọn chúng bắt phải trong vòng 3 ngày, đem đủ tiền sang bên đó chuộc người , còn không chúng sẽ chém ổng chết ráng chịu. Tội nghiệp bà vợ ổng khóc lóc van xin mà bọn kia vẫn làm ngơ. Khi bọn đó đi rồi , bả mới quay sang tui mà hỏi mượn tiền để chuộc mạng cho ổng . Tui không còn cách nào khác đành phải đưa hết số tiền vừa lấy từ chuyện bồi thường bán đất để cho bả đi chuộc mạng chồng.

– Trời !!!! tôi bịt hai tai lại , đưa lên kéo tóc mình rồi gục đầu xuống im lặng , như vậy là mất trắng tiền bán đất rồi , tôi giận mình không nói sớm cho ông bạn hay , bây giờ thì đã trễ rồi , hy vọng còn căn nhà .

– Tui về lại Rạch Giá , sau khi chờ mấy ngày ông anh vợ cả của tui không về , người nhà nói ông đi công tác đâu ở tận Nha Trang, thế là chuyện bàn bạc về căn nhà chưa đến đâu.  

– Rồi ông có trở lên lại hay không?

– Tui về nhà lo cho ông già , có gọi lên Sài Gòn mấy lần mà không lần nào gặp được ổng , khi thì đi đây , khi thì đi đó… vì ổng là luật sư mà.

  Tôi giật mình khi nghe câu nói đó của bạn tôi , nhớ lại khoảng 10 năm trước , tôi hủy bỏ hợp đồng hùn hạp cũng vì 2 chữ luật sư . Lúc đó , chúng tôi 10 người cùng nhau chung vốn lại định làm ăn , khi bàn bạc đã quyết định nhờ luật sư coi phần giấy tờ giùm nhưng không có phần hùn nào là luật sư cả , mà khi cuối cùng khám phá ra thì có 1 phần hùn bị chia 2 và phân nửa kia là của người luật sư làm giấy tờ cho chúng tôi. 2 đứa tôi đành phải chia tay không tiếp tục nữa. Bây giờ nghe ông bạn tôi nói , tôi đâm lo giùm cho ông ta.

– Rồi sao đó thì sao?

– Tui chờ hoài không được , cho đến khi gần ngày về , tui mới dẫn 2 đứa con tui lên Sài Gòn , định ở đó 2-3 ngày trước khi về Mỹ , tiện đi ra chợ Bến Thành mua ít quà quê hương về đây cho bạn bè… nhưng khi tui đến Sài Gòn , gọi điện thoại vô nhà nói là sẽ đến đó thì bà chị dâu tui nói là tui không được ghé lại đó.

– Tại sao?

– Chị ta nói là lần trước đưa tiền đi chuộc mạng chỉ là tiền vốn thôi , còn tiền lời thì chưa đủ , nên tuy thả người nhưng bọn côn đồ vẫn theo đòi tiền thêm nữa , nên bây giờ ông anh đó vẫn còn phải trốn tụi nó. Còn nữa lần trước vì tụi nó không biết tui là Việt kiều nên không làm khó dễ tui , bây giờ tụi nó biết rồi , nên cho người canh trước nhà đó , 1 là để chờ ông anh tui , 2 là để chờ tui , nếu mà tui đến đó họ sẽ bắt buộc tui gánh trả phần nợ còn lại cho họ.

– Trời ! gì mà ghê dữ vậy? Tuy nói thế nhưng trong đầu tui đã có nghi vấn cho chuyện đó , có lẽ đây là 1 âm mưu.

– Còn nữa , bà chị nói với tui là từ từ đừng nói chuyện này cho vợ tui biết sợ nó quậy tùm lum thì khó cho cả đám.

– Bây giờ ông tính làm sao?

– Tui cũng không biết làm sao nữa , vẫn chưa dám nói câu gì cho vợ tui nghe… nhưng tui sợ mai mốt vợ tui hỏi tiền bán đất ở đâu thì đỗ bể cả ra đó.

  Tôi mìm cười chua chát

– Vợ ông sẽ không bao giờ hỏi chuyện đó đâu , ngoại trừ… tôi ngừng lại.

– Ngoại trừ gì???

– Không có gì đâu , tôi lại vướng tật cũ không dám nói ra sự thật. Ngồi trước bàn nhậu mà tôi hết thèm uống nữa , nên thôi , tôi đứng dậy từ giã đi về. Tôi không biết mình phải làm sao nên cố tình bỏ trốn sự thật thôi.

  Tôi lang thang mà không có chủ ý đi đâu , đầu óc cứ mãi quay cuồng bao nhiêu câu hỏi . Tôi biết mình không làm được gì nhưng trong lòng vẫn thấy bất ổn quá , im lặng là đồng lõa với tội lỗi , mà nói ra bây giờ thì cũng không xoay ngược được thế cờ. Tiền thì ông bạn tôi đã bị mất trắng , căn nhà thì chắc chắn cũng sẽ đi theo âm mưu đó, mà tình yêu thì cũng trôi theo bọt biển , chỉ còn sót lại 1 tấm thân già bịnh hoạn , thất nghiệp , trắng tay cùng với 2 đứa con chưa đến 10 tuổi. Tôi không dám nghĩ đến nữa mong rằng trời không có đường cùng để cha con ông bạn tôi còn sống qua ngày.

     Chuông điện thoại reo cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.

– Hello ,

– Hello, anh đang ở đâu đó? em gọi ở nhà không có.

– Rồi , rảnh việc chứ gì , kiểm tra coi anh ở đâu cuối tuần hả?

– Không dám , em chỉ muốn nói với anh là em muốn ăn cá nướng tối nay , anh ướp nướng cho em nghe.

– Chuyện nhỏ nhưng…

– Nhưng sao ? anh đang đi nhậu à !

– Bây giờ thì không, anh nói nhưng là vì hồi nãy anh sửa cái lò nướng.

– Nó hư gì mà anh sửa vậy? sửa xong chưa anh?

– Xong rồi.

– Anh giỏi , mà sửa có khó không anh?

– Không khó mấy, tháo ra tốn chừng 25 phút , ráp vô mất 1 phút và tốn chừng…

– Gì? tháo ra 25 phút , ráp vô 1 phút , nhanh vậy sao?

– Anh chưa nói hết , ráp vô 1 phút thôi thì tất cả vô trong thùng tái chế biến rồi , chỉ tốn chừng 100 bạc là có cái mới liền.

– Trời ! vậy mà em cứ tưởng…

– Em tưởng anh là thiên thần chuyện gì cũng làm được chứ gì.

  Vợ tôi cười sãng khoái .

– Em không biết ! em muốn ăn cá nướng tối nay.

– Dễ thôi… chuẩn bị bụng tối về ăn , ăn đi vòng vòng cắt rau thơm . Thôi bye em nghe.

   Thấy còn quá sớm , tôi thả bộ tà tà sang khu thương mại ngang đường ở gần nhà , tìm cái lò nướng để mua , thời buổi kinh tế khó khăn nên tui chọn mua cái lò rẽ tiền chỉ 60 đồng thôi. Định bụng là lấy chiếc xe của tiệm đem về nhà , rồi lát sau mang trả ngược lại nhưng lại lười nên thôi, để cái thùng lên vai mà vác về nhà. Tôi từ từ đi dọc theo các hành lang, phía trước tôi có 2 người vừa bước ra khỏi tiệm ăn Boiling Crabs. Họ cười nói huyên thuyên, nghe tiếng nói tôi giật mình. Cả 2 giọng nói này quen lắm , tôi cố nhớ ra. Trời thì ra là họ , ban ngày ban mặt lại ngang nhiên hẹn hò nhau ngay khu thương mại gần nhà. Tôi bước nhanh lại gần hơn nghe lóm câu chuyện xem sao.

– Em định chừng nào đi về Việt Nam?

– Em chưa biết nữa , anh nghĩ sao?

– Anh thì nghĩ càng sớm càng tốt , tuy anh chị của em đã theo kế hoạch của mình mà làm và gần như là thành công rồi , nhưng chuyện gì cũng vậy nắm tất cả trong tay hay hơn là chỉ nhận được lời hứa suông.

– Anh chị của em thương em lắm , không làm gì sai đâu anh , với lại nhờ em mà họ có cơ ngơi như bây giờ , ngày em chưa qua Mỹ em dùng tiền của em nuôi ông anh em ăn học thành tài đó.    

– Tiền của em? em giỏi quá.

– Thôi anh chọc quê em hoài , là của chồng em được chưa?

– Em đã hứa gì với anh chị của em chưa?

– Em có nói là căn nhà đó em để lại cho anh chị của em dưới giá thị trường 100 cây vàng , và phần tiền bán đất kia em cũng chia cho anh chị phân nửa để lo thủ tục sang tên cho căn nhà.

– Sao nhiều vậy?

– Coi như là đền công cho anh chị đã giúp em lần này , khi em lấy tiền xong xuôi thì mình cao bay xa chạy , anh có muốn đi cùng em không?

– Em có ý muốn đi chỗ nào làm ăn chưa?

– Em thích sống ở đây nhưng nếu không được thì mình đi xa , nhưng em định mang con em theo luôn đó. Anh có bằng lòng không?

– Nếu em thích sống ở đây thì mình cũng không cần dọn đi đâu xa , làm thủ tục ly dị xong thì em dọn ra , không cần mang con theo. Ở gần mỗi tuần mình về thăm nó cũng được mà em.

te be continue …

 

To be continue

Đêm đã khuya, thung lũng hoa vàng còn chút ấm , người đàn ông ngồi ôm đầu dưới chân cầu thang ngoài ngõ nhà mình, mấy con chồn bông đang kéo nhau vào quậy phá hồ cá trước nhà , ông nhìn bầy chồn nhưng vẫn ngồi bất động, bất động như pho tượng bằng đá trên 2 đầu cột hàng rào, mặc bầy chồn chạy quanh tìm cách nhảy vào hồ cá. Có ánh đèn xe , người đàn ông nhổm dậy chạy ào ra đường xuýt nữa là bị chiếc xe tông phải , anh tài xế người gốc Mễ Tây Cơ dừng xe lại , rồi quay kiếng xe xuống mà mắng cho 1 tràng dài . Mặc , người đàn ông thất thần , thiểu não bước trở lại cầu thang , ngồi xuống vô hồn, mệt mõi,ông bước trở vào nhà tìm que diêm bật lửa thắp thêm mấy nén nhang trên bàn thờ , sẵn tay cầm thêm mấy nén nhang ra ngoài , cắm xuống góc thường hay thắp hương cúng. Từ đêm đến giờ ông cũng không nhớ ông đã thắp đến mấy lần hương rồi. Và cũng không nhớ mình đã nguyện cầu bao nhiêu lần với Quan Âm Bồ Tát, 1 tia hy vọng cũng không khi đêm càng sáng dần, mong tin tức từ sở cảnh sát vẫn im lìm.

  …. Sáng nay , Ông còn ghé lại hôn vợ trước khi ra khỏi nhà, mọi chuyện đều rất bình thường , bình thường cả khi ông gọi điện thoại cho vợ tại chỗ làm định hỏi cô ta thích ăn gì để ông nấu , nhưng điện thoại không người trả lời , nhiều lần như vậy khi vợ ông quá bận rộn , nên ông vẫn cho là bình thường. Cho đến khi ông nhận ra có điều gì bất thường , những món ăn vừa nấu chín nay đã nguội lạnh , đồng hồ trên tường cũng chỉ hơn 10:30 tối rồi , giờ này lẽ ra mọi người trong nhà đã ăn cơm tối và dọn dẹp xong rồi, giờ này đã trễ hơn 1 tiếng đồng hồ rồi mà vợ ông đi làm vẫn chưa về. Đứa con trai đang xem phim vui ,cười ha hả chợt ngưng lại chạy ra hỏi :

– Ăn cơm được chưa cha? con đói quá rồi 

– Thì ăn đi cơm , thức ăn đã xong rồi mà. Ông vừa nói vừa chỉ vào những đĩa thức ăn bày sẵn trên bàn , trang trí cũng khá bắt mắt . Đứa con trai nhìn vào đó rồi bước lại mở tủ lạnh , lấy thức ăn trong đó ra hâm nóng lại.

– Cha ,

– Gì?

– Ăn miếng này với con nghe , cha cũng đói mà ,vừa nói nó vừa đưa gần miệng ông miếng thịt nướng, mẹ sao lâu về quá vậy?

– Chắc mẹ bận đó con. Nó gật đầu nở nụ cười nhẹ rồi bê nguyên dĩa thức ăn chạy vào phòng vừa ăn vừa xem phim tiếp. Còn lại 1 mình cũng buồn , ông tắt đèn phòng khách ,vào phòng ngủ nằm dài ngã lưng. Ông nghĩ , mấy ngày nay bận rộn đủ thứ chuyện , dọn dẹp , sửa chữa, khiêng vác , lấp ráp… hôm nay kể như tạm ổn rồi , tối nay sẽ đánh 1 giấc dài cho thật đã sau khi ăn cơm tối. Nhắc đến cơm tối bụng ông cồn cào , ông vẫn chờ vợ đi làm về ăn chung , mà sao lạ hôm nay sao trễ quá vậy. Ông bước ra phòng ngoài hỏi con trai.

– Con ăn xong chưa? gọi nhắc mẹ về ăn cơm , cha đói rồi. Đứa con bỏ thức ăn đang cầm trên tay xuống , lau vội tay rồi bấm máy. Có tiếng reng chuông nhưng không có người bắt điện thoại.

– Ủa sao lạ vậy cha? trễ quá rồi mẹ chưa về mà cũng không bắt điện thoại nữa.

 Nó gọi cho em gái nó.

– Em đang ở đâu? … chạy về nhà coi sao mẹ đi làm về trễ quá kìa , cha đói bụng rồi…. ừ ! vậy cũng được , nhanh nhanh lên nghe…

  Thời gian vẫn chầm chậm trôi , ông không nằm yên được nữa nhưng chưa kịp ngồi dậy thì nghe thì ồn phía phòng của con trai , tiếng vật dụng rơi xuống. Ông chồm người chạy nhanh ra ngoài. Thằng con trai vì đập mạnh tay xuống bàn nên dĩa thức ăn bị rơi xuống đất.

– Chuyện gì vậy con? Nó bực giọng trả lời.

– Chiếc xe của mẹ không có ở chỗ làm , và chỗ đó đã đóng cửa tắt đèn cả khu thương mại rồi.

– Thì có gì?

– Mẹ ở đâu?

  Ông giật mình , đứa con hỏi đúng , 11:00 giờ đêm rồi , vợ ông bây giờ ở đâu sao không bắt điện thoại , cũng không về , nhưng ông an ủi con.

– Chắc mẹ con đi ăn tối với đồng nghiệp rồi , về trễ chút mà con.

– Còn điện thoại?

– Có lẽ mẹ con bỏ quên nơi chỗ làm rồi.

– Con mong là như vậy , hay là xe mẹ hư ở dọc đường mà không có điện thoại gọi về…. chưa nói dứt câu , thằng con trai với tay bấm máy liền :

– Em , trên đường về vừa chạy vừa nhìn xem mẹ có bị hư xe ở dọc đường không? nhớ để ý nhé…..

– Là sao?

– Con kêu em , chạy lên chỗ mẹ làm xem mẹ còn đó không , mà nơi đó không còn ai nên con kêu em về để ý ở dọc đường.

– Cũng tốt… Ông gật đầu đi ngoài phòng khách, ngồi xuống ngẫm nghĩ mà thương 2 đứa con , chúng nó thương mẹ quá , chỉ đi làm về trễ 1 chút là cuống cuồng lên. Ông cũng cảm thấy mình hạnh phúc quá , 1 gia đình tuy đang gặp khó khăn về tài chính nhưng tình yêu thương , lo lắng cho nhau tràn đầy.

  Có tiếng xe quẹo nhanh vào nhà, ông chạy nhanh ra phía cửa , đứa con gái vừa đậu xe vô , chạy ào vào ,mở nhanh cửa nói.

– Anh à ! Không thấy xe nào hư dọc dường từ đó về đây.

– Bây giờ thì làm sao?

– Sao em lo quá , mẹ không bao giờ đi làm về khuya nhế thế này.

 Nghe 2 đứa con nói mà ông cũng đâm lo , nhưng biết làm sao bây giờ.

– Mình gọi cảnh sát nhờ giúp đỡ được không?

– Về chuyện gì? phải có lý do chứ , khơi khơi gọi cảnh sát sao được.

– Hay là mình bao mất xe , khi họ tìm ra chiếc xe thì sẽ biết mẹ ở đâu?

– Nhưng mất cách nào , tại chỗ mẹ làm hay tại nhà? mất lúc nào?

 Ông nhìn đồng hồ , gần 12 giờ khuya rồi :

– Con gọi nhờ cảnh sát đi hay gọi cho chú Sonny ở sở cảnh sát cũng được.

 Thằng con trai gật đầu bấm máy.

– Chú Sonny không trả lời , chắc chú bận. Con gọi cho sở cảnh sát , ngồi chờ như thế này không phải là cách.

 Thằng con trai gọi cảnh sát , báo cáo mất xe và người mất tích qua điện thoại…rồi cả nhà chờ .

  Khoảng nửa giờ sau thì có điện thoại gọi lại , chú Sonny hứa tìm hết các nhà thương xem có ai mới nhập viện khẩn không? Rồi… thì tiếp tục chờ.

  Đã 2 giờ sáng rồi mà vẫn chưa có tin gì cả, ông quá nóng ruột , khoát vội lên người chiếc áo lạnh mỏng , lấy chìa khóa và ra xe , không quên dặn 2 đứa nhỏ ở nhà canh chừng điện thoại nếu có tin gì, nhưng đứa con gái không cho ông lái xe đi 1 mình , nó giật chìa khóa từ tay ông và nhất định là nó lái xe đưa ông đi , nếu ông muốn đi đâu. Ông cũng không biết mình phải đi đâu nữa nhưng ngồi nhà chờ trong vô vọng ông chịu không nổi.

– Đêm tối mắt cha không còn nhạy bén đâu , con đưa cha đi.Ông nói :

– Hồi nãy con đi đường nào lên chỗ mẹ làm vậy?

– Con đi đường xa lộ… hồi trưa này con gặp mẹ trên đường mẹ đi làm , con cũng đi đường đó ra biển mà.

– Vậy con đưa cha đi theo đường đó lên chỗ mẹ làm.

– Hồi nãy con đi rồi mà.

– Cha muốn đi lại vậy mà.

– Cha ở nhà không yên? Ông gật đầu .

 2 người ra xe đi , trên đường ông nhìn rất kỹ 2 bên nhưng vẫn vô vọng , đến nơi thì cả khu thương mại vắng ngắt không còn chiếc xe nào trên bãi đậu cả , tuy thế ông cũng kêu đứa con lái hết 1 vòng cho ông. Ông hỏi :

– Hồi nãy con đi đường nào về nhà ?

– Đường ngắn ra xa lộ… rồi về nhà.

– Bây giờ mình về bằng đường trong nghe con , ra đến đoạn đó… mới ra xa lộ.

 … Trở về lại nhà đã gần 3 giờ khuya , ông mệt mõi vì lo lắng quá độ , hỏi con trai :

– Có tin gì không con?

– Chú Sonny nói , điện thoại của mẹ có cú gọi ra vào lúc 9:05 tối , khoảng 2 phút , từ đó đến nay không có cú nào nữa .

– Như vậy là cho đến khoảng mẹ con vẫn an toàn vì còn đang ở chỗ làm , thường thì mẹ con rời chỗ làm lúc 9:15 tối. Có tin gì thêm không?

– Chỉ vậy thôi , à quên ! chú Sonny nói không có ai nhập viện gấp từ tối giờ chung quanh đây.

 Ông bỏ ra trước nhà, ngồi xuống bậc cầu thang , cầu nguyện , tự trách mình , người đàn ông vô dụng , để vợ ông phải đi làm phụ. Ông hứa với lòng , nếu vợ ông an toàn trở về lần này , ông sẽ không cho vợ ông đi làm nữa hay ít ra cũng không cho đi làm tối nữa. Ông ngồi gục đầu im lặng , đứa con gái mang ra cho ông ly nước và miếng thịt chả.

– Cha chưa ăn gì cả đêm rồi đó , ăn miếng này rồi uống miếng nước cho khỏe nghe cha. Ông cầm miếng chả ăn mà nuốt không trôi , uống thêm ngụm nước rồi buông tay xuống, mắt mở to mà cơ hồ chẳng thấy được gì ở chung quanh. Đứa con trai ông từ nãy giờ vẫn gọi liên tục các cú điện thoại , nhờ các bạn còn đi chơi đêm để ý giùm chiếc xe của mẹ nó… Nó bước xuống thang , ngang qua chỗ ông ngồi rồi nói :

– Bạn con đến chỡ con đi vòng vòng xuống phố tìm thử xem , cha ở nhà với em nghe. Ông chẳng buồn trả lời.

  Thời gian trôi … không biết bao lâu , có tiếng đập cửa phía sau nhà , ông mệt mõi đứng lên đi về phía nhà sau , nhưng ông ngừng lại kêu :

– Con ra mỡ cửa cho anh con vô nhà đi , hồi nãy nó ra cửa trước bây giờ cửa sau nên không có chìa khóa vô nhà. Đứa con ra mở cửa thì gặp ngay người cảnh sát gật đầu chào. Nó gọi :

– Cha à ! có cảnh sát nè. Ông chạy ào ra cửa sau.

– Có tin của vợ tôi à?

– Có phải ông là người báo cảnh sát là có người mất tích?

– Đúng , đó là vợ tôi.

– Trong nhà có chuyện gì giận hờn?

– Không

– Có chuyện gì làm vợ ông căng thẳng?

– Không , sáng nay vẫn còn rất tốt khi tôi đi làm.

– Trước giờ bà nhà có bao giờ đi đâu mà không báo với ông không?

– Không bao giờ , dù về trễ nửa giờ vợ tôi cũng báo cho tôi.

– Ông chờ tôi 1 chút , tôi sẽ cho ông tin cập nhật.

  Người cảnh sát quay ra xe lấy tin thêm từ máy vi tính cũng như liên lạc thêm với các đồng sự khác. Khoảng 10 phút sau người cảnh sát quay lại nó.

– Chúng tôi được biết chiếc điện thoại di động của vợ ông còn hoạt động và làn sóng phát ra gần con đường… ngang con đường đó…. trong bán kính khoảng 2 dặm…

– Vậy là rất gần nhà chúng tôi.

– Hình như là vậy , bên kia đường có khu thương mại đó , chỗ làn sóng phát mạnh nhất.

– Vậy cám ơn ông nhiều.

– Chúng tôi sẽ cho ông biết tin thêm nếu có , xin chào ông.

 Người cảnh sát vừa quay đi , thì ông chạy bay vào trong nhà khoát vội chiếc áo lạnh mỏng , rồi chụp cái chìa khóa xe mà chạy ra ngoài. Đứa con chạy vội theo , vừa chạy vừa gọi điện thoại, mở âm thanh lớn ra ngoài nghe luôn.

– Anh , cảnh sát nói sóng điện thoại của mẹ ở trong khu vực gần nhà , bán kính khoảng 2 dặm.

– Anh biết rồi , chú Sonny vừa gọi cho anh , anh đang chạy vòng vòng đi kiếm xe của mẹ đây nè. À mà đừng qua khu thương mại ngang nhà nghe , cảnh sát đang lục soát ở đó đông lắm .

– À

– Cha mình đi đâu? con lái xe cho cha đi.

Ông nghe rõ nhưng đang suy nghĩ lung tung , cái khu thương mại ngang nhà , năm trước có người bắt cóc 1 phụ nữ Việt , là bạn của ông ngày xưa , rồi giết chết chị ta…nếu như sóng điện thoại của vợ ông ông ở chung quanh đó thì… Ông không dám nghĩ nữa , kêu đứa con lái xe vào ngay trong khu đó.

– Anh con nói là trong khu đó cảnh sát đông lắm , không nên vô đó.

– Không sao đâu con , mình đi kiếm mẹ mà. Con lái xe chậm chậm nghe.

 Chiếc xe chạy vòng theo từng gốc nhà , xa xa ông thấy nhiều chiếc xe cảnh sát cũng chạy vòng vòng , có mấy chiếc đậu lại, mặc , chiếc xe vẫn chạy vòng vòng. Có ánh đèn lóe lên chiếu vào xe ông , rồi 2- 3 ánh đèn chiếu vào , xe vẫn tiếp tục chạy . Chiếc xe cảnh sát chận ngang đầu xe ông , người cảnh sát khi nãy bước xuống xe nhìn ông vẽ ái ngại , rồi nói.

– Chúng tôi đang làm nhiệm vụ ở đây , xin ông an tâm , và nếu như có phát hiện gì , như là tìm được chiếc xe hay điện thoại của vợ ông ,ông không nên đụng vào mà phải báo cho chúng tôi hay liền nhé.

  Ông gật đầu cám ơn , rồi kêu đứa con quẹo xe đi hướng khác… Đã đi hết vòng khu thương mại lớn , ông vẫn không phát hiện được gì . Ông lấy điện thoại ra và bấm số điện thoại của vợ ông , quay hết kiếng xe xuống và nghe ngóng từ bên ngoài… chiếc xe lại chạy vòng vòng nữa ,điện thoại đổ chuông liên hồi nhưng vẫn không có gì lạ. Đứa con hỏi.

– Bây giờ mình đi đâu?

– Thôi con ra đường lớn để mình về nhà chờ tin từ cảnh sát đi con. Ông như người mất hồn , tia hy vọng mong manh cũng không còn. Về nhà ông không tài nào ngồi yên được , nên ra phía trước bậc thang mà ngồi như chờ như đợi. Có tiếng chuông điện thoại cho con ông , số rất lạ. Nó đưa cho ông xem có nên bắt hay không , ông gật đầu. Nó mở âm thanh lớn cho ông nghe luôn.

– Em , anh thấy xe của mẹ rồi .

– Cái gì? xe của mẹ ở đâu ?

– Xe đậu chỗ bãi đậu xe của 1 khách sạn nhỏ ở trên đường…. đó, gần khu thương mại đó.

– Chờ 1 chút , cha chạy tới liền. À ! gọi cho cảnh sát biết là con tìm được xe ở đó nghe , đừng đụng đến xe.

  2 cha con ông chạy bay ra xe , lái xe như bay trong đêm vắng đến chỗ đó.

  Đứa con trai cùng bạn nó đang đứng gần chiếc xe , mặt nó tỏ ra căng thẳng tột cùng , mất luôn bình tỉnh.

– Cha , mình làm sao bây giờ? con đạp các cửa phòng khách sạn tìm mẹ nghe.

– Không được đâu con ,bình tỉnh đi con, con gọi cho cảnh sát chưa ,theo cha. Ông bước nhanh vào văn phòng khách sạn. Khách sạn nhỏ nên không còn ai giờ này , ông bấm chuông mãi vẫn không có người ra mở cửa văn phòng. Đứa con nhỏ đang nói chuyện với cảnh sát , nhưng thằng lớn thì nóng tính hơn , lấy chiếc chìa khóa xe , bấm cái còi báo động làm cho chiếc xe phát lên tiếng báo động vang rền cả khu khách sạn. Tiếng còi báo động kéo dài khoảng 2 phút thì từ trong 1 căn phòng khách sạn , nơi chiếc xe đậu có người mở cửa phòng ra. Đứa con trai chạy ào lại.

– Mẹ , mẹ làm gì ở đây? Vợ ông đứng ngơ ngác nhìn mấy người đang đứng ngoài đường mà không trả lời gì , rồi quay lưng vào trong phòng. Ông bước đến cửa phòng , chận ngay cửa không cho mấy đứa con có thể nhìn vào trong hay bước vào, nhưng ông cũng không bước vào trong. Ông nhìn nhanh chung quanh phòng , đồ đạc của vợ ông còn để trên bàn , tấm chăn trên giừơng cuốn hai góc chéo 2 bên… Ông với tay kéo cửa đóng lại , trước khi không quên khóa trái.

– Cha , cha làm gì vậy? Cha khóa luôn cửa lại thì làm sao hỏi mẹ chuyện gì !

  Ông vò đầu đứa con rồi nói trong xúc động.

– Con à ! cả đêm cha con mình cực nhọc để tìm kiếm mẹ , bây giờ thấy mẹ con an toàn là cha mừng rồi , để cho mẹ ngủ chút nữa rồi sáng mẹ về. Mình về nhà nghe con.

– Con không chịu vậy?

– Con muốn sao?

– Con muốn hỏi mẹ cho rõ , tại sao mẹ làm vậy?

– Chiều về hỏi nghe con.

– Không ! Nó chạy ào lại cửa phòng đập cửa , mẹ nó mở cửa ra , nó nức nỡ. Tại sao mẹ lại ở đây? mẹ có biết cả đêm cha và tụi con lo cho mẹ lắm không? Con , con… Nó hét lớn lên rồi như giận quá quay đầu chạy ngược ra ngoài , lấy tay đập xuống thùng chiếc xe nghe ầm ầm. Ngừơi đàn ông phải chạy lại ôm nó , rồi ông từ tốn nói.

– Con chuyện gì cũng phải từ từ , khuya lắm rồi con , để yên cho mọi người nghĩ ngơi , mình về nhà đi con. Đứa em nó cũng bước tới khuyên nó.

– Em đi vào trong phòng coi có ai trong đó nữa không?

– Không con vào đó làm gì? theo cha về nè các con.

– Đi mau , nó la lớn lên , làm đứa em nó giật mình. Ông quay lại nhìn đứa con nhỏ nháy mắt ra hiệu cho nó . Đứa con như hiểu ý cha, chạy nhanh vào phòng , rồi chạy trở ra nói.

– Mẹ nói chút mẹ về nhà , thôi mình về trước đi.

– Có ai ở trong phòng nữa không?

– Không ! chỉ có mẹ thôi. Ông thở phào , không biết đứa con nhỏ hiểu ý ông hay nó nói lời thật. Ông kéo tay 2 đứa con trở lại xe.

– Thôi mình về. Đến lúc này vợ ông cũng bước ra ngoài đóng cửa phòng lại và lên xe.

– Mình cần chờ cảnh sát lại không hả cha?

– Chắc không cần đâu con , về nhà mình gọi hũy bỏ báo cáo mất tích này thôi.

  Chiếc xe thằng con chạy trước , còn chiếc xe của ông chạy theo sau , chiếc sau của vợ ông chạy sau cùng. Trên đường về có 2 chiếc xe cảnh sát chạy ngược chiều lại và quẹo gấp qua chận đầu xe của vợ ông . Thấy thế ông bảo con ông qua đầu xe lại, khi đến nơi thì thấy người cảnh sát hồi nãy , chỉ tay cho xe ông chạy đi luôn , rồi họ cũng lên xe mà đi. Ông nói.

– Khi về nhà con không nên hỏi gì mẹ nghe , nhất là kêu anh con giữ bình tỉnh nghe con. Đứa con gật đầu rồi im lặng , ông cũng im lặng , nhưng trong lòng ông ngỗn ngang trăm câu hỏi. Chuyện gì đã xãy ra….

 

… Ngồi thẩn thờ ngoài sân dưới tán dù trong giờ ăn trưa, trước mặt là dĩa cơm vừa mới mua từ trong quầy hàng của hãng, Tuấn cầm đôi đũa chống lên cằm mà vẫn chưa đụng đến thức ăn.

– Ê ! làm gì vậy ông Tuấn ? Cầu nguyện trước khi ăn à? Tuấn quay lại.

– Đâu có đâu , tôi chỉ làm biếng ăn.

– Trông ông có vẽ như đang bị bịnh đó nghe !

– Giống sao? Tuấn cúi đầu xuống nói nhỏ , ừ chắc giống đó , mấy hôm nay mất ngủ , bây giờ mệt quá , không muốn làm gì nữa cả.

– Thì về đi . Tuấn ngước nhìn lên bạn.

– Về hả? chưa được đâu , chút nữa ghé qua Pedro uống vài ly không?

– Thôi đi ông , lo về mà ngủ cho rồi , mắt ông đỏ ké rồi kìa..

– Vậy thì thôi… Tuấn cúi đầu xuống bắt đầu ăn…

  Chiều xuống chậm , đã hơn 6 giờ rồi mà trời còn nắng chói chang , Tuấn ra xe nhưng chưa muốn về nhà , ngồi trong xe suy nghĩ về chuyện vừa xãy ra Tuấn như lùng bùng , không hiểu chuyện gì xãy ra nữa. Tuấn buông tiếng thở dài rồi mở cửa xe bước ra ngoài , thả bộ tà tà ngang qua đường. Tuấn lầm lũi đi không định hướng , đôi chân dẫn Tuấn vào nhà hàng của  Pedro  gần hãng .

Có tiếng người gọi.

– Tuấn… Giật mình nhưng Tuấn nở ngay nụ cười với 2 người bạn làm chung hãng , đang ngồi vui vẻ trong giờ Happy Hour của quán này.

– Làm vài ly cho vui đi ,

– Được mà. Tuấn ngồi xuống , xin người bồi bàn thêm cái ly rồi tự rót beer uống. Mấy người xấu quá , tôi rũ hồi trưa thì nói không , bây giờ ra đây trước.

Tuấn nói như hờn nhưng vẫn cầm ly beer nốc ực ngon lành.

– Chà ! có lý dữ nghe , trời này ngồi đây nhâm nhi thì thần tiên xuống rũ chắc tôi cũng không đi đâu.

– Nói quá Tuấn ơi ! chưa ngồi nóng đít là phải chạy bây giờ.

  Tuấn cúi đầu , phải ! ngày thường giờ này nếu không ghé chợ thì Tuấn cũng đã ở nhà dọn dẹp trong ngoài nhà , cắt cỏ , tỉa cây rồi nhưng hôm nay đầu óc Tuấn như quay cuồng nên bỏ đi lang thang như thế này.

– Ê ! nói trúng ý rồi hay sao mà nín thinh vậy?

– Hôm nay đừng chọc quê nghe , khó huề đó… nào cạn 1 ly đi nè.

 Tuấn đưa ly lên cụng với mọi người , rồi nhẹ nhàng.

– Nói chơi thôi, chứ hôm nay không có việc nhiều nên cũng tà tà mà.

 Tuấn nói xong quay mặt đi hướng khác , đánh trống lãng bằng câu .

– Nhìn kìa , cô ta đẹp quá hén.

 Mọi người quay mặt nhìn sang thì chỉ thấy vừa thoáng bóng 1 cô gái người nước ngoài bước qua góc khuất mất rồi. Không ai nhìn được cô ta đẹp hay xấu nữa.

Qua mấy vòng beer thì trời cũng chập choạng , một người bạn của Tuấn đứng lên định trả tiền đi về nhưng Tuấn cản lại .

– Tôi còn uống mà làm gì kỳ vậy?  để đó tôi lo cho, mà nè sao muốn đi sớm vậy?

– Tôi có hẹn lấy đồ chỗ tiệm giặt , trễ họ đóng cửa. Ông có về luôn không? Vừa nói anh ta vừa quay về hướng người còn lại , mình đi xe chung mà , ông không về làm sao tôi về?

– Tôi định ngồi uống với Tuấn 1 chút nữa , nhưng…

– Ông có trở lại không , nếu có trở lại thì lấy xe tôi đi đi , Tôi với Quang vừa nhâm nhi vừa chờ ông.

– Cũng được , vậy tôi đi chút trở lại.

– Xe vẫn đậu chỗ cũ. Nói rồi Tuấn đưa chùm chìa khóa cho bạn. Còn lại 2 người , Quang nghiêng đầu nói nhỏ với Tuấn.

– Ông có thấy chuyện lạ không? Con nhỏ nhà góc đằng kia kìa , ngồi 1 mình , hình như có tâm sự.

  Tuấn ngước nhìn thì ra là cô bạn đồng nghiệp , chưa bao giờ Tuấn gặp trong các tiệc rượu dầu là tiệc của hãng đãi, sao hôm nay lại ra quán rượu ngồi 1 mình , lặng im trong khung cảnh ồn ào này.Tuấn hơi ngạc nhiên , rồi chợt cúi đầu giấu đi giọt nước mắt chực rơi , không lẽ lại 1 người nữa mang tâm trạng bất ổn như Tuấn. Cô đồng nghiệp đó , ít ra cũng có 1 mái ấm gia đình mà rất nhiều người ngưỡng mộ . Ngôi nhà khang trang rộng cả 5000 bộ vuông lúc nào cũng rộng mở cửa cho bạn bè ghé vào dự tiệc , mà không riêng gì bạn của cô , người thân bên chồng , bạn của các em chồng cô đều thích tổ chức tiệc tại đó. Mọi người đến cùng vui, cùng thoải mái với sự tiếp đón nồng hậu của gia chủ , nên trong lòng ai cũng thầm khen và ngưỡng mộ gia đình vừa hạnh phúc vừa thân tình của cô. Mà hôm nay sao bỗng dưng cô ra đây 1 mình chiều thứ sáu như thế này…

– Tuấn , mình có nên lại nói chào hỏi chút không? Người bạn lên tiếng.

– Đừng nên , ông để cho cô ta tự nhiên đi .

– Ừ ! thì vậy đi. à mà , hỏi ông điều này nghe , lâu lắm là bạn nhậu của nhau , đây là lần đầu tôi không rũ mà gặp ông ở đây đó , có chuyện buồn hả?

– Tôi nói không mà , có lẽ như Lan Phương thôi , rảnh việc kiếm 1 vài ly thư giãn.

– Tôi không tin đâu… nhưng mà thôi cụng ly.

 Cả hai lại quay về thực tế ,lại chén thù chén tạc mà quên thời gian , thời gian cũng qua nhanh lắm , quán rượu còn lại vài người thôi. Quang nói.

– Khuya quá rồi Tuấn ơi ! Thằng Tâm làm gì mà đi lâu vậy chưa về?

– Ừ hén , nó nói đi 1 chút mà , giờ này còn ai mở cửa cho nó nữa.

– Tôi đi về , ông muốn về không , tôi đưa về luôn cho.

– Thôi đi ông !… ông về trước đi , tôi chờ chút nữa coi sao.

– Nếu thằng Tâm không về thì ông làm sao?

– Đi xe taxi về , dễ mà.

– Vậy thì tôi về trước à !

– Lái xe cẩn thận.

 Quang đi rồi , còn 1 mình Tuấn ngồi thơ thẩn , không biết làm gì cho hết thời gian để đợi Tâm , đêm khuya lắm , những tiếng nhạc ồn giờ cũng nhẹ lại , Tuấn đi vệ sinh xong định trở ra quày trả tiền rồi gọi taxi về khi quyết định không chờ Tâm nữa.

– Thưa ông ! ông là người Việt Nam. Người thâu ngân hỏi.

– Đúng. Có gì không ông?

– Người đàn bà đó có lẽ cũng là người Việt Nam , ông có thế nào giúp chúng tôi , nói giùm bà ta 1 câu , là quán chúng tôi đóng cửa rồi.

– Tại sao ông không nói?

– Thưa ông tôi không muốn làm phật ý khách hàng.

– Thôi được , tôi cũng quen bà ta , để tôi nói giúp cho ông.

– Vậy thì tốt quá , cám ơn ông.

 Tuấn quay lại góc phòng , nơi người đàn bà vẫn ngồi 1 mình như bất động từ chiều đến giờ.

– Nè Lan Phương , sao ngồi 1 mình ở đây vậy?

  Người đàn bà không buồn quay lại nhìn Tuấn , trả lời giọng nghẹn ngào.

– Em buồn… em buồn , rồi như không kiềm chế được những thầm kín trong lòng , Lan Phương bỗng òa lên khóc ngất. Tuấn bị bất ngờ đứng ngớ ngẩn trước cặp mắt như dò hỏi của người thâu ngân đang đi theo sau.Hồi lâu sau Tuấn nói.

– Rồi , được rồi , em nói cho anh nghe đi chuyện gì đã xãy ra.

– Buồn lắm anh à ! Anh Trình đã phản bội em.

– Cái gì? Tuấn hỏi lại , hồi nào và làm sao em biết?

– Mới hôm qua…

– Em kể từ từ cho anh nghe đi…

– Hôm qua ảnh đi làm rồi đi luôn, điện thoại hoài cũng không được,đến sáng mới về nhà quần áo sốc sếch người hôi đầy rượu, hình như có cả mùi nước hoa trong quần áo nữa. Em hỏi ảnh chuyện gì xãy ra , ảnh không nói , ảnh chỉ nói xin lỗi em đã làm em lo lắng mà thôi. Ảnh bỏ mặt em nhăn nhó, tắm rữa thay đồ rồi đi làm. Em có chạy theo hỏi thì ảnh nói chuyện dài lắm để chiều đi làm về kể cho em nghe. Em buồn quá đi làm xong ra ngồi đây cho đến giờ.

– Em định ngồi đây hoài sao? quán người ta đóng cửa đó !

– Em cũng không biết đi đâu nữa.

– Nãy giờ , em có uống rượu không?

– Chỉ 1 chai beer thôi.

– Thôi được , chắc em đói rồi , bây giờ mình về Thiên Hương ăn cháo vịt nhé. Rồi từ từ nói thêm chuyện của em cho anh nghe. Anh nghĩ sẽ giúp em được phần nào.

 Đã lâu lắm rồi , Tuấn gia đình Lan Phương rất thân , cùng có những cuộc vui cả nhóm với nhau và Lan Phương cũng đã coi Tuấn như anh-bạn, nên có lần nào Lan Phương gặp chút bực mình đều tâm sự cho Tuấn cả, lần này tuy nói thế nhưng Tuấn không biết mình làm sao giúp cho Lan Phương , trong khi mình còn cả mớ bòng bong không biết phải gỡ từ đâu nữa. ….

*****

 

 

   Nơi phòng khách của ngôi nhà , mà vài hôm trước đây vẫn còn là ngôi nhà hạnh phúc , 2 người đàn bà đã cạn nước mắt ngồi dựa vào nhau mặt thờ thẩn , cùng im lặng đeo đuổi theo từng ý nghĩa riêng. 3 đứa con cũng lẳng lặng theo những điều riêng đang làm, đứa nhỏ nhất đang dán mắt vào các chương trình tin tức truyền hình của các đài địa phương, Còn hai đứa lớn thì mỗi đứa ôm 1 chiếc máy vi tính , cố tìm thêm thông tin trên mạng về vụ đụng xe trí mạng trên xa lộ buổi tối nay , hầu tìm ra tên tuổi của nạn nhân.

  Đã hơn 2 giờ sáng , những con mắt mõi mòn chợt như muốn sụp đỗ bỗng dồn hết vào chiếc truyền hình ,khi đứa con trai nhỏ la lên.

– Mau, mau… má ơi , mau ra coi nè.

 Mọi người chạy dồn vào phòng khách, như nín thở nghe thên phần tường trình từ xướng ngôn viên. 1 vụ đụng xe rất nặng xãy ra trên xa lộ 101 khoảng 8 giờ tối , 1 người đàn ông , chưa rõ danh tánh đã được đưa vào bịnh viện trong tình trạng nguy kịch. Cảnh sát có báo cáo sơ khởi là người đàn ông đã lạc tay lái đâm vào bức tường chắn giữa xa lộ với tốc độ khá nhanh, khi trong người bị ảnh hưởng bởi men rượu.

– Đã nghe mấy lần rồi mà. Một người đàn bà lên tiếng. Có tin gì mới hơn không?

– Hình như là có đó mẹ , mẹ nhìn kỹ chiếc xe nè , phía bên góc phải , con đọc được 3 số chót của bảng số xe , 345, hợp cùng màu xe , hiệu xe , có phần chắc là 95% là xe của cha rồi.

– Như vậy rồi làm sao? cả 4 cái bịnh viện ở đây mình đã đi tìm hết rồi , không có tên của cha con . Mình đã nhờ luôn cảnh sát tìm giùm mà không nơi nào nói là có tên của cha con cả. Mẹ biết phải làm sao đây ?

 Nói xong người đàn bà ôm đầu khóc nức nở.

– Anh ơi ! anh có mệnh hệ nào thì tất cả đều là lỗi của em. Tại em , tại em mà ra ! Anh ơi anh !

 Người đàn bà vật mình xuống thảm.

– Tại sao , tại sao hả trời? 

– Chị , xin chị đừng tự hành hạ mình như vậy , điều bây giờ mình có thể làm là phải thật bình tỉnh để còn đối diện với nghịch cảnh , tuy chưa biết chắc là có điều gì xấu đã xãy ra đâu. Chị hãy nghe tôi đi, bình tỉnh chị nhé.

– Chị ơi ! tôi làm sao bình tỉnh cho được nữa, khi cớ sự này là do tôi gây ra.

– Chưa chắc đâu chị. Tuy nói vậy nhưng giọng người đàn bà lạc hẳn… cũng là lỗi ở tôi nữa mà. Người đàn bà vừa nói vừa đứng lên xô ngoài cửa đi ra ngoài. Đến trước các bậc cầu thang ,bà dừng lại rồi ngồi xuống. Gió đêm đưa nhẹ mùi hương Quỳnh thoang thoảng lên, lùa làn hơi mát lạnh vào người bà, làm bà tỉnh táo lại đôi chút.  Bà suy nghĩ rồi nhớ lại.

…. Chiều nay , trên đường bà đến đây , bà đã sọan sẳn 1 chương trình thật vui cho cả gia đình đêm thứ sáu và nhất là đứa con trai của bà , định khoe với cha nó về lớp học mới bắt đầu ở trường trung học . Bà đã đi chợ chuẩn bị buổi cơm tối đơn sơ mà hợp khẩu vị mọi người , 1 nồi lẫu 2 ngăn có thể ăn cay cho người thích , vừa không cay cho người không hạp. Có đủ cả rau tươi , cá , tôm, mực và bà cũng không quên dĩa đồ lòng phá lấu cùng chai rượu ngon. Vậy mà bây giờ mọi người vẫn chưa ai có gì bỏ bụng , những món ăn vẫn còn nằm tại sàn nhà bếp chưa được đưa lên bàn và mọi người cũng không ai còn tâm trí gì mà ăn nữa.

  Khi vừa đến đây , bà đang khệ nệ ôm xách mọi thứ vào nhà thì nghe trong nhà có tiếng nói hơi lớn vọng ra , điều ít khi thấy tại ngôi nhà này, bà ngạc nhiên nên tay xách vướng vào thành cầu thang làm rách bọc, rớt cả rau cải ra ngoài. Bà nhẹ khom người xuống để lượm , vừa cũng nghe thử xem chuyện gì? Có tiếng thằng con trai lớn nói giọng bực bội.

– Mẹ có biết mẹ đang làm chuyện gì không?

– Tại sao con hỏi mẹ như vậy?

– Mẹ đã làm cho căn nhà này bất an mấy ngày hôm nay , mẹ coi đi như ngôi nhà hoang ấy. Tại sao mẹ làm như vậy?

– Nè con , mẹ không làm gì hết.

– Mẹ nói , 2 đứa con và cha đã như muốn lật tung cả thành phố này lên để kiếm mẹ , mà mẹ an nhiên mướn khách sạn ngủ ngon lành , không báo cho ai biết 1 tiếng nào. Tụi con chỉ sợ mẹ bị bắt cóc thôi. Nếu biết mẹ… mẹ … mẹ , giọng thằng con trai lạc hẳn , mẹ đi mướn khách sạn ngủ thì tụi con sẽ không cần báo cảnh sát kiếm mẹ đâu. Mẹ có thấy quá đáng không?

– Không có gì là quá đáng cả và mẹ không làm điều gì có lỗi cả.

– Mẹ nói vậy là sao? thằng con trai gào lên , mẹ không coi mọi người trong nhà này là người thân của mẹ sao , mẹ không có lỗi gì sao?

– Mẹ nói rồi , mẹ không có lỗi gì hết, con đang giận mẹ hay con đang trách tội mẹ. Phải mà , chỉ có cha con các người là biết trách tội , là biết giận thôi. Mẹ không phải là người nên mẹ không biết giận hờn.

– Anh à ! tại sao lớn tiếng vậy? đứa con gái lên tiếng, tụi con xin lỗi mẹ , cũng vì lo cho mẹ mà anh con lớn tiếng thôi . Mẹ có điều gì giận hờn thì mẹ nói ra đi , để mọi người biết mà xin lỗi mẹ.

– Mẹ không cần tụi con xin lỗi , không cần ai xin lỗi cả. Người đàn bà gục đầu xuống khóc ngất , mẹ đã chịu hết nỗi rồi.

 Đứa con trai dịu lại sau những giọt nước mắt của mẹ , nó đến ôm hôn mẹ rồi nói.

– Xin lỗi mẹ , còn đã làm cho mẹ buồn.

– Không phải tụi con , không phải tụi con mà là cha của tụi con.

– Cha ? cả hai cùng kinh ngạc. Chuyện là sao hả mẹ?

– Đúng vậy ! Cha con đã phản bội mẹ , trong khi mẹ cặm cụi đi làm kiếm tiền thì cha con lại dẫn tay người đàn bà khác bỏ làm đi biển chơi.

– Mẹ bắt gặp hay ai nói cho mẹ biết ?

– Mẹ làm sao bắt gặp được , cô Hồng làm chung với mẹ , hôm đó nghĩ làm đi biển chơi gặp cha con ngoài đó , nắm tay người đàn bà khác đi dạo , nói cười vui vẽ.

– Bao lâu rồi mẹ? mẹ có hỏi cha không?

– Hôm mẹ giận bỏ ra khách sạn ngủ đó , mẹ định không trở về nhà luôn.Hỏi làm gì nữa?

– Mẹ nên hỏi cho rõ với cha chứ… không được , để con hỏi , đứa con gái ôm điện thoại bấm số liền. Chuông đỗ vang nhưng không người trả lời, chỉ có lời nhắn , nó gọi thêm lần nữa , cũng vậy . Nó tắt máy rồi nói- cha làm gì mà không bắt điện thoại của con. 

– Con hết hiểu nỗi rồi , thằng con trai đứng thẳng người lên nói , cha với mẹ muốn làm gì thì làm đi , từ tối thứ ba đến giờ con có ngủ được đâu , trong lòng con gắng nén lắm mà không được . Tụi con về đây mùa hè là để quay quần với tình thương gia đình, chứ nêu biết tụi con phải chịu thêm những áp lực như thế này, thà tụi con đừng về còn hơn.

  Người đàn bà vẫn cúi đầu suy nghĩ, mắt như lạc thần, không nói gì.

– Anh nói gì kỳ vậy, làm cho mẹ khó chịu thêm kìa. Anh tưởng chỉ mình anh là khó chịu sao? Anh tưởng anh nghĩ gì em không biết sao? anh chỉ bênh vực cho cha thôi. 

– Anh không bênh vực cho cha, nhưng mẹ chưa hỏi rõ điều gì đã bỏ nhà ra khách sạn ngủ, thật sự không đúng.

 Người đàn bà chợt đứng lên hét lớn.

– Các con im đi, mẹ không có lỗi gì hết , mẹ bị cha con phản bội , bỏ làm, dẫn người đàn bà khác đi chơi, trong khi mẹ phải đi làm kiếm tiền cho các con. Các con có biết chiều thứ Ba rồi mẹ đau khổ lắm không, lòng tự ái, ghen tuông của mẹ đã bị cha của con làm tổn thương, làm bừng dậy đến khôn cùng không?

   Người đàn bà bên ngoài cửa chợt khụy đôi chân xuống, cả thân hình ngã ập vào cánh cửa nhà đánh rầm rồi nằm bất động, làm những thực đang cầm trên tay rơi xuống đùng đùng. Trong nhà mọi người ngưng ngang câu chuyện chạy ra mở cửa. Thằng nhỏ đi theo người đàn bà quăng vội cây kem cầm trên tay lại đỡ bà.

– Má ơi ! má có sao?  Má ! má !

– Trời ! má, má làm sao vậy? đứa con trai lớn chạy lại đỡ người đàn bà ngoài cửa vào nhà.

  Mọi người kẻ lấy khăn nóng người xoa dầu cho người đàn bà làm nhốn nháo cả lên. Bà từ từ mở mắt ra, gượng ngồi dậy nói.

– Tôi không sao, 2 giòng nước mắt chảy dài xuống má, người đàn bà nói trong nghẹn ngào, xin lỗi chị, xin lỗi chị.

– Chuyện gì mà chị xin lỗi tôi.

– Tại tôi mà ra, tôi là người đàn bà mà chị nói nãy giờ, người đàn bà nghẹn lời, để mặc những giọt nước mắt tiếp tục lăn dài không buồn lau nữa. Xin lỗi chị, hôm thứ ba, tôi đi mua đồng phục học sinh cho thằng con, mà tìm hoài mấy tiệm gần đây không có, định hỏi ảnh biết chỗ nào không, thì ảnh nói là rãnh muốn đưa mẹ con đi mua luôn cho tiện, khi mua xong thì cũng đã trưa nên kéo nhau đi ăn, thằng nhỏ muốn cha chở đi chơi trước khi vô học lại, nên ảnh chìu con mà đem nó ra biển Santa Cruz chơi. Vô tình chúng tôi đã làm cho chị hiểu lầm ảnh. Xin lỗi chị.

– Cám ơn má , đây chỉ là chuyện hiểu lầm. Xin má đừng để tâm. Thằng con trai lớn nói.

 Người đàn bà trong nhà bước đến ôm người kia nói giọng cũng nghẹn ngào.

– Không chị , không có gì đâu chị , tôi quá hồ đồ làm cả nhà mất vui mấy ngày nay.

  Để mặc cho 2 người đàn bà ôm nhau, mấy đứa con cùng ra ngoài cửa lượm các thức ăn đưới đất đem vào nhà bếp.

– Chiều nay có đồ ăn ngon rồi, vui rồi , hoan hô má. Thằng con trai la lên trong tâm trạng thoải mái . Má ơi !  Má có cần tụi con phụ gì không?

– Không đâu con , con chỉ cần gọi cho cha con về thôi , từ từ rồi má làm cho tụi con ăn.

   2 người đàn bà buông tay nhau cùng lấy khăn chậm nước mắt cho nhau, rồi nhìn nhau nở nụ cười nhẹ. Trời bên ngoài đã nhá nhem tối , tuy hơn 8 giờ nhưng những giọt nắng hè cuối ngày vẫn len nhẹ như tranh chút sáng còn lại của ngày. 2 người đàn bà vào trong nhà bếp soạn đồ chuẩn bị nấu cơm chiều. Thằng con trai cố gọi điện thoại cho cha nó mà vẫn không có trả lời , nó buồn buồn mở truyền hình xem tin tức địa phương , chợt nó la lớn.

– Mẹ ! mẹ ra coi nè , có phải xe của cha không?

  Trên truyền hình chiếu trực tiếp cảnh 1 tai nạn xe hơi mà chiếc xe bị bẹp dí đằng đầu, những người cảnh sát cứu hỏa phải dùng cưa sắt cắt thân xe để mang nạn nhân ra ngoài.  

 To be continue ….

 

 

 

 

 

 

Bất ổn

Có những điều bất ổn
dẫu quay lưng hay chạy trốn cũng không yên
gối đầu trên cỏ, nhìn sao đếm muộn phiền
mới hay đời đã lăn xuống triền con dốc

” Hoạ hổ , hoạ bì, nan hoạ cốt
Tri nhân , tri diện, bất tri tâm ”

lòng người khó đóan nên đã vướng lầm
mà vẫn phải giả cười cho tháng năm qua vội
hơn nửa đời loạn , bây giờ sám hối
câu kinh chiều mang tội lỗi bay xa
run run tay chống gậy – già
Fri Sep 07, 2012 7:54 pm